Kiểm định dây đai an toàn là quá trình kiểm tra và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành về phương tiện bảo vệ cá nhân để đảm bảo chắc chắn khả năng bảo vệ của dây đai an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam phân chia dây đai an toàn, hệ thống chống rơi ngã cá nhân thành các nhóm sau:
- Dây đỡ cả người được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
- Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng gồm hai loại thiết bị hấp thụ năng lượng.
- Dây cứu sinh tự co, bao gồm cả dây cứu sinh tự co có một thiết bị cứu hoàn chỉnh được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
- Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
- Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa được làm từ các vật liệu bằng kim loại được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân
Dây đai an toàn, các thiết bị bảo vệ trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải được kiểm tra và đánh giá theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn dưới đây:
- QCVN 23:2014/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân
- TCVN 7802-1:2007, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 1: Dây đỡ cả người
- TCVN 7802-2:2007, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng
- TCVN 7802-3:2007, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 3: Dây cứu sinh tự do
- TCVN 7802-4:2008, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 4: Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt.
- TCVN 7802-5:2008, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 5: Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa
- TCVN 7802-6:2008, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 6: Các phép thử tính năng của hệ thống
- TCVN 8205:2009, Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao – Dụng cụ neo một điểm
- TCVN 8206:2009, Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao – Hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi
- TCVN 8207-1:2009, Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao – Hệ thống dẫn cáp. Phần 1: Nguyên tắc cơ bản của hệ thống làm việc
- ASME B30.9, Slings. Safety standard for Cableways, Cranes Derricks, Hoists, Hooks, Jacks and Slings
- DOL-OSHA 29 CFR 1910.184, Slings. Materials Handling and Storage
- DOL-OSHA 29 CFR 1910.140, Personal fall protection systems.
Có thể sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức an toàn trong nước đã quy định.
Quy trình kiểm định dây dai an toàn
Tùy theo từng đối tượng và yêu cầu cụ thể của khách hàng, SITC sẽ xây dựng quy trình kiểm định phù hợp. Tuy nhiên, quy trình kiểm định dây đai an toàn, hệ thống chống rơi ngã cá nhân được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ
- Kiểm tra các chứng chỉ kiểm tra, thử nghiệm trước khi xuất xưởng của nhà sản xuất. Đánh giá sự phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Việt nam
- Giấy chứng nhận hợp quy chuẩn (đối với mặt hàng nhập khẩu)
- Các hướng dẫn sử dụng, bảo quản
Kiểm tra bên ngoài (Visual inspection)
Kiểm tra bằng mắt để phát hiện các khuyết tật bất thường sau đây:
- Nhãn mác, nhận dạng dây đai an toàn
- Các tổn hại do acid gây ra
- Các vết cháy hoặc tổn hại do nhiệt độ
- Lỗ thủng, rách, xơ, tước sợi
- Đường may, mối nối bị hỏng hay bị mài mòn
- Bề mặt dây đai bị mài mòn
- Các nút thắt
- Các dấu hiệu biến đổi màu sắc (lão hóa) do môi trường hay tia tử ngoại (ánh sáng mặt trời chiếu vào)
- Các phụ kiện bị rỗ, ăn mòn, nứt, uốn cong, xoắn, móp hoặc vỡ
- Tình trạng kỹ thuật của khóa, bộ hãm rơ
- Kiểm tra kích thước hình học để đảm bảo đáp ứng yêu cầu cụ thể cho mỗi công việc.
Thử nghiệm kỹ thuật an toàn
Là hoạt động thử nghiệm khả năng chịu lực và chịu tải tối đa mà dây đai an toàn có thể chịu được dựa trên thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Đánh giá kết quả thử nghiệm dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn mà pháp luật đã quy định. Chế độ thử nghiệm phụ thuộc vào từng loại thiết bị bảo vệ cá nhân cụ thể.
Báo cáo kết quả kiểm định dây đai an toàn
- Lập báo cáo kiểm tra, thử nghiệm để ghi nhận kết quả kiểm tra. Ghi nhận đầy đủ các nội dung đã kiểm tra, thử nghiệm vào biên bản và đánh giá theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đã áp dụng.
- Ban hành kết quả kiểm định dây đai an toàn nếu kết quả kiểm tra, thử nghiệm đạt yêu cầu.
Thời hạn và quy định kiểm định dây đai an toàn
Dây đai an toàn, hệ thống chống rơi ngã cá nhân được kiểm định trong các trường hợp sau:
- Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ ngay sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước. Chu kỳ kiểm định dây đai an toàn, hệ thống chống rơi ngã cá nhân ít nhất là 01 lần trong 06 tháng sử dụng.
Về tổ chức kiểm định SITC
Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) là đơn vị được Nhà nước chỉ định thực hiện chức năng kiểm định an toàn và chứng nhận chất lượng. SITC là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định dây đai an toàn, hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Hãy liên hệ trực tiếp với SITC để biết thêm chi tiết. Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất!
Bài viết liên quan
Kiểm định nồi hấp tiệt trùng, nồi hấp y tế
Kiểm định nồi hấp (nồi hấp tiệt trùng, nồi hấp y tế, nồi hấp thực phẩm …) là hoạt động kiểm tra và thử nghiệm kỹ thuật an toàn theo
Th8
Kiểm định thang máy
Kiểm định thang máy là hoạt động kiểm tra và đánh giá chất lượng của thang máy trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng hoặc sau
Th9
Kiểm định nồi hơi
Kiểm định nồi hơi hay kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với
Th9
Kiểm định bình chịu áp lực
Kiểm định bình chịu áp lực là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ
Th9
Kiểm định hệ thống lạnh
Kiểm định hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn
Th9
Kiểm định bồn chứa LPG, CNG, LNG
Kiểm định bồn chứa LPG, CNG, LNG là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của bồn chứa
Th10
Kiểm định đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan
Kiểm định đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan là hoạt động kiểm tra kỹ thuật nhằm đánh giá khả năng làm việc an toàn khi
Th10
Kiểm định bồn chứa dầu
Kiểm định bồn chứa dầu, xi téc chở nhiên liệu chuyên dụng là hoạt động kiểm tra và đánh giá chất lượng của thiết bị theo các tiêu chuẩn kỹ
Th10
Kiểm định mối hàn bằng phương pháp siêu âm (Siêu âm mối hàn)
Siêu âm mối hàn (ultrasonic testing) là một phương pháp kiểm tra không phá hủy rất phổ biến được sử dụng để đánh giá chất lượng và độ bền của
Th10
Kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm
Kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm để đánh giá chất lượng của hệ thống tạo áp suất dư (chênh
Th9
Kiểm định van an toàn, thiết bị chống quá áp
Kiểm định van an toàn là quy trình được kiểm tra để đảm bảo rằng van an toàn (safety valve) hoạt động đúng cách và hiệu quả trong việc kiểm
Th10
Kiểm định hệ thống chống sét
Kiểm định hệ thống chống sét là quá trình kiểm tra và đánh giá để đảm bảo rằng hệ thống chống sét được thiết kế, lắp đặt và hoạt động
Th10