Kiểm định nồi hơi

Kiểm định nồi hơi hay kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành lò hơi

Kiểm định nồi hơi, lò hơi, nồi đun nước nóng là hoạt động kiểm tra kỹ thuật bắt buộc trước khi đưa thiết bị vào sử dụng và phải được thực hiện bởi Công ty kiểm định đã được Nhà nước cấp phép.

kiểm định nòi hơi

Kiểm định nồi hơi đốt than có công suất 15 tấn/h

Quy trình kiểm định nồi hơi, nồi đun nước nóng

Nhà nước đã phân cấp quản lý nồi hơi (lò hơi) cho các cơ quan chức năng dựa vào đặc điểm kỹ thuật của lò hơi, nồi hơi:

  • Nồi hơi có áp suất trên 16 bar thì phải áp dụng quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn số QTKĐ:01-2017/BCT do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chủ trì biên soạn theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT của Bộ Công thương.
  • Nồi hơi và nồi đun nước nóng có áp suất làm việc dưới 16 bar và có nhiệt độ làm việc trên 115 0C thì áp dụng quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi số QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH do Cục an toàn biên soạn theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội.

Quy trình kiểm định lò hơi được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa

  • Hồ sơ xuất xưởng để ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị mà nhà sản xuất đã công bố
  • Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong là công việc hết sức quan trọng khi thực hiện kiểm định nồi hơi. Độ tin cậy của kết quả kiểm định nồi hơi (lò hơi) phụ thuộc vào kinh nghiệm của kiểm định viên và các phương pháp kiểm tra được áp dụng:

  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
  • Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Kiểm tra các khuyết tật trên mặt sàng nồi hơi bằng phương pháp từ tính (MT)

Thử nghiệm áp suất

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.

Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi:

  • Kiểm định van an toàn
  • Áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Canh chỉnh van an toàn khi thực hiện kiểm định nồi hơi

Kiểm tra vận hành lò hơi

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.

Thời hạn kiểm định nồi hơi, nồi đun nước nóng

Kiểm định lò hơi được thực hiện dưới các hình thức và thời hạn kiểm định như sau:

  • Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thông thường chu kỳ kiểm định an toàn nồi hơi là 2 năm/lần.
  • Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt hoặc sau khi thay thế, sửa chữa. Lò hơi có thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.Trường hợp nồi hơi thuộc dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định  riêng thì thời hạn kiểm định định kỳ theo chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa của dây chuyền nhưng không quá thời hạn quy định của nhà sản xuất hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng phải duy trì và chịu trách nhiệm về điều kiện làm việc an toàn cho máy, thiết bị

Công ty kiểm định lò hơi, nồi hơi

Ở Việt nam, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.

Ngoài các quy định về mặt pháp lý. Việc kiểm định sẽ có kết quả tin cậy, khách quan, chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kiểm định viên cũng như các thiết bị, máy móc được sử dụng trong quá trình kiểm tra.

Chi phí kiểm định lò hơi

Chi phí kiểm định lò hơi, nồi hơi đun điện được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất sinh hơi mà đơn vị chế tạo đã công bố.

Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định nồi hơi có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại đây để biết thêm chi tiết.

Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất!

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *