Hệ thống chống rơi ngã cá nhân là tập hợp các bộ phận nối liền với nhau và các hệ thống phụ, gồm một dây đỡ cả người để người sử dụng đeo, khi nối với dụng cụ neo thích hợp để chống rơi ngã từ trên cao.
Phân loại hệ thống chống rơi ngã cá nhân
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam phân chia hệ thống chống rơi ngã cá nhân thành các nhóm sau:
- Dây đỡ cả người được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
- Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng gồm hai loại thiết bị hấp thụ năng lượng.
- Dây cứu sinh tự co, bao gồm cả dây cứu sinh tự co có một thiết bị cứu hoàn chỉnh được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
- Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
- Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa được làm từ các vật liệu bằng kim loại được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân
Đối với từng loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Dây đỡ cả người phải đạt được các yêu cầu theo quy định tại mục 4, được thử nghiệm theo quy định tại mục 5 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 6 của TCVN 7802-1:2007 “Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Dây đỡ cả người”
- Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 4, được thử nghiệm theo quy định tại mục 5 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 6 của TCVN 7802-2:2007 “Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng”.
- Dây cứu sinh tự co phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 4 và mục 5, được thử nghiệm theo quy định tại mục 6 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 7 của TCVN 7802-3:2007 “Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Dây cứu sinh tự co”
- Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 4, được thử nghiệm theo quy định tại mục 5 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 6 của TCVN 7802-4:2008 “Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt”.
- Các bộ phận nối cổng tự đóng và tự khóa phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 4, được thử nghiệm theo quy định tại mục 5 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 6 của TCVN 7802-5:2008 “Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa”.
- Hệ thống chống rơi ngã cá nhân hoàn chỉnh phải tuân theo các yêu cầu được quy định tại mục 4, mục 5 và mục 6 của TCVN 7802-6:2008 “Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Các phép thử tính năng của hệ thống”
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hệ thống chống rơi ngã cá nhân (đơn vị lắp đặt, đơn vị sản xuất, mua bán, đơn vị sử dụng, đơn vị kiểm định …) cần phải tuân thủ các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 23:2014/BLĐTBXH do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 30/12/2014.
- Đối với nhà cung cấp hệ thống chống rơi ngã cá nhân: Phải thực hiện kiểm định an toàn hệ thống trước khi đưa vào sử dụng.
- Đơn vị sử dụng: Phải thực hiện công tác kiểm định hệ thống chống rơi ngã cá nhân trong quá trình sử dụng ít nhất 01 lần trong 06 tháng.
- Đơn vị kiểm định hệ thống chống rơi ngã cá nhân: Phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác kiểm tra và thử nghiệm hệ thống chống rơi ngã cá nhân theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn theo từng đối tượng thiết bị đã được phân loại.
Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) là đơn vị được Nhà nước chỉ định chức năng kiểm định an toàn và chứng nhận chất lượng sản phẩm. Hãy liên hệ với SITC khi cần tư vấn hay kiểm định hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Bài viết liên quan
Quy trình kiểm định thang máy 2021
Quy trình kiểm định thang máy được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/09/2021 và có hiệu lực thi
Th10
Biểu giá kiểm định an toàn
Biểu giá kiểm định tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm
Th10
Hệ thống chống sét lan truyền
Hệ thống chống sét lan truyền là hệ thống nối đất an toàn bảo vệ các thiết bị điện, điện tử, viễn thông khỏi ảnh hưởng của sét. Các bộ
Th9
Hệ thống chống sét đánh thẳng
Hệ thống chống sét đánh thẳng còn được gọi là hệ thống chống sét trực tiếp (direct strike lightning protection system) là hệ thống bảo vệ những tia sét trực
Th9
Hệ thống nối đất an toàn
Hệ thống nối đất an toàn hay hệ thống tiếp địa là hệ thống dùng để tản dòng điện phát sinh (không mong muốn) vào trong đất nhằm đảm bảo
Th9
Thang máy
Thang máy là một thiết bị chuyên dụng để vận chuyển người, hàng hóa, vật liệu,… lên cao, theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15 độ
Th9
Thang cuốn
Thang cuốn là thiết bị dùng để vận chuyển người phổ biến trong trong các công trình công cộng như trung tâm thương mại, siêu thị, sân bay, ga tàu
Th9
Thiết kế bình chịu áp lực theo tiêu chuẩn ASME
Bình chịu áp lực là thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hoá học cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp
Th9