Kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm

Kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm để đánh giá chất lượng của hệ thống tạo áp suất dư (chênh áp) trong các tòa nhà chung cư, văn phòng nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định khi có sự cố về hỏa hoạn xảy ra.

Phạm vị kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm bao gồm:

  • Đo áp suất dư (dương) bên trong cầu thang (buồng thang) thoát hiểm, phòng đệm thang máy, hành lang để khẳng khói không lùa vào khi có hỏa hoạn xảy ra.
  • Kiểm tra hệ thống bơm, quạt tăng áp nhằm đảm bảo lưu lượng gió tạo ra có áp suất dương đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn kiểm tra.
  • Đánh giá sự phù hợp của các kênh tạo áp, miệng dẫn gió của hệ thống tạo áp.
  • Là bằng chứng pháp lý để cung cấp cho cơ quan phòng chống chữa cháy (PCCC) khi thanh tra, kiểm tra công tác an toàn phòng chống cháy nổ.

Hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm

Quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm

Kiểm tra và nghiệm thu hệ thống tạo áp của cầu thang (buồng thang) thoát hiểm được dựa trên các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

  • QCVN 06:2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
  • TCVN 2622: 1995, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN 6160: 1996, Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế
  • TCXD 232: 1999, Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu

Có thể áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài có yêu cầu nghiêm ngặt hơn các tiêu trong nước hoặc các tiêu chí kiểm tra đặc biệt khác của đơn vị sử dụng trong quá trình kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm.

Quy trình kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm

Để đánh giá hệ thống tạo áp cầu thang (buồng thang) thoát hiểm được toàn diện hơn, kết quả thử nghiệm đáng tin cậy thì Công ty kiểm định và các bên liên quan phải xây dựng và thông qua quy trình kiểm tra.

Quy trình kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm phải được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Thực hiện kiểm tra các hồ sơ sau:

  • Hồ sơ kỹ thuật thiết bị tạo áp suất dư (bơm, quạt tăng áp…)
  • Các chứng chỉ kiểm tra, thử nghiệm của cửa chống cháy
  • Các báo cáo kiểm tra chênh áp buồng thang lần trước (nếu có)

Bước 2: Khám xét kỹ thuật hệ thống tạo áp

  • Kiểm tra kỹ thuật bơm, quạt tăng áp
  • Kiểm tra độ kín các cửa tầng, kênh tạo áp
  • Xem xét lối ra cửa thoát nạn, các chỉ dẫn khi sự cố hỏa hoạn xảy ra.
  • Kiểm tra lực đóng, mở các cửa tầng

Bước 3: Đo áp suất dư cầu thang thoát hiểm

  • Đóng, mở các cửa tầng theo đúng quy trình đã biên soạn và thông qua.
  • Lắp đặt thiết bị đo theo sơ đồ hướng dẫn của máy đo áp suất dư
  • Đo và ghi các giá trị áp suất vào biên bản hiện trường

Đo áp suất dư khi kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra

  • Ban hành báo cáo kiểm tra nếu kết quả kiểm tra được coi là đạt yêu cầu. Áp suất dư (chênh áp) của cầu thang, buồng thang thoát hiểm được coi là đạt yêu cầu khi giá trị áp suất đo được lớn hơn hoặc bằng 2KN (20Pa) và không vượt quá 5KN (50Pa)
  • Lập biên bản kiến nghị khắc phục, sửa chữa nếu kết quả kiểm tra không phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá.

Công ty kiểm định hệ thống tạo áp suất dư cầu thang, buồng thang thoát hiểm

Kết quả kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và kinh nghiệm của đơn vị kiểm tra, người kiểm tra. Công ty Kiểm định và Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.

Hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu tư vấn, kiểm định hệ thống chênh áp cầu thang thoát hiểm!

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *