Kiểm định mối hàn bằng phương pháp siêu âm (Siêu âm mối hàn)

Siêu âm mối hàn (ultrasonic testing) là một phương pháp kiểm tra không phá hủy rất phổ biến được sử dụng để đánh giá chất lượng và độ bền của mối hàn trong các vật liệu khác nhau. Phương pháp này dựa trên việc sử dụng sóng siêu âm để xác định sự không đồng nhất hoặc khuyết tật trong mối hàn.

Tiêu chuẩn áp dụng trong siêu âm mối hàn

Tùy theo từng đối tượng cụ thể, SITC thường sử dụng các tiêu chuẩn của Việt nam và quốc tế phổ biến sau đây để kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn:

  • TCVN 6735:2000: Kiểm tra mối hàn bằng siêu âm – Các phương pháp kiểm tra bằng tay các mối hàn nóng chảy trong thép ferit.
  • TCVN 7472:2005: Hàn – Các liên kết hàn nóng chảy ở thép, niken, titan và các hợp kim của chúng (trừ hàn chùm tia) – mức chất lượng đối với khuyết tật.
  • TCVN 6008:2010: Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
  • ASTM E164: Tiêu chuẩn của Hiệp hội Vật liệu và Kỹ thuật Hoa Kỳ (ASTM) về việc kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âm.
  • ASME V Article 4: Tiêu chuẩn của Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí (ASME) về việc kiểm tra không phá hủy, bao gồm cả kiểm tra mối hàn bằng siêu âm.
  • ISO 11666: Tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) về việc kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âm.
  • EN 12668-1: Tiêu chuẩn chung của Liên minh Châu Âu (EN) về kiểm tra vật liệu bằng sóng siêu âm.
  • AWS D1.1/D1.1M: Tiêu chuẩn của Hội Kỹ sư Hàn Hoa Kỳ (AWS) về kiểm tra và chấp nhận mối hàn trong công nghiệp xây dựng.
  • BS EN ISO 17640: Tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu (EN) về kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âm.

Ngoài ra, việc đánh giá chất lượng mối hàn còn phụ thuộc vào các yêu cầu đặc biệt khác của khách hàng.

Quy trình siêu âm mối hàn

Quy trình kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm (ultrasonic testing) bao gồm một loạt bước được thực hiện để đảm bảo rằng mối hàn đáp ứng yêu cầu chất lượng và an toàn. Dưới đây là một quy trình tổng quan:

Chuẩn bị bề mặt và vùng kiểm tra

  • Làm sạch bề mặt mối hàn để loại bỏ dầu, bụi và các yếu tố gây cản trở quá trình di chuyển đầu dò siêu âm. Ghi nhận các khuyết tật bề mặt và vùng ảnh hưởng nhiệt của mối hàn.
  • Xác định vùng cần kiểm tra trên mối hàn và đảm bảo vùng này sẽ được tiếp xúc chính xác với đầu dò.
  • Kiểm tra và chuẩn bị môi trường làm việc, đảm bảo vùng kiểm tra sạch sẽ và thoải mái cho các hoạt động kiểm tra.

Thiết lập thiết bị siêu âm mối hàn

  • Xây dựng đường cong DAC phù hợp với yêu cầu kiểm tra. Hiệu chuẩn thiết bị.
  • Xác định các thông số siêu âm cần thiết, chẳng hạn như tần số sóng, vận tốc, và độ nhạy của đầu dò siêu âm.

Tiến hành kiểm tra siêu âm mối hàn

  • Tiến hành quét chất tiếp âm lên bề mặt tiếp xúc giữa đầu dò siêu âm và bề mặt vật liệu cơ bản.
  • Di chuyển đầu dò theo quỹ đạo đã xác định để phát hiện các khuyết tật.
  • Ghi nhận các khuyết tật có xung phản xạ cực đại cao hơn DAC ở độ nhạy quét để phân tích và đánh giá.

 

 

Siêu âm mối hàn
Siêu âm mối hàn bình chịu áp lực tại đơn vị chế tạo

Phân tích và đánh giá kết quả siêu âm mối hàn

  • Xem xét dữ liệu sóng siêu âm để xác định các khuyết tật hoặc không đồng nhất trong mối hàn
  • Đánh giá và so sánh kết quả với tiêu chuẩn áp dụng để quyết định chấp nhận hay loại bỏ mối hàn kiểm tra.

Báo cáo và lưu trữ thông tin

  • Lập báo cáo kiểm tra siêu âm ghi lại kết quả kiểm tra và đánh giá.
  • Lưu trữ báo cáo kiểm tra siêu âm theo quy định và chuẩn bị cho quy trình kiểm tra tiếp theo.

Về tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra chất lượng mối hàn

Chỉ những tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm và đã được cấp chứng chỉ được đào tạo về công tác kiểm tra chất lượng mối hàn theo các tiêu chuẩn TCVN 5868-1995, hay SNT-TC-1A của ASNT mới đủ năng lực thực hiện công việc này.

SITC là đơn vị đã được Nhà nước chỉ định chức năng kiểm định an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. Hãy liên hệ với SITC để được tư vấn về kiểm tra chất lượng mối hàn và các vấn đề liên quan.

Bài viết liên quan