Kiểm định bàn nâng, sàn nâng (bàn nâng ô tô, bàn nâng hàng hóa, sàn nâng người) là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước và trong quá trình sử dụng.
Bàn nâng ô tô, hàng hóa, sàn nâng, cầu nâng hàng được kiểm định dưới các hình thức sau:
- Kiểm định lần đầu: Là chế độ kiểm định bàn nâng sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định bàn nâng lần trước được tái kiểm định.
- Chế độ kiểm định bất thường: Bàn nâng, sàn nâng được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
Quy trình kiểm định bàn nâng, sàn nâng
Kiểm định bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng đã được BLĐTBXH biên soạn năm 2016. Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra và thử nghiệm đã được nêu trong quy trình kiểm định bàn nâng số QTKĐ 11/2016/BLĐTBXH
Quy trình kiểm định bàn nâng ô tô, sàn nâng hàng hóa được thực hiện tuần tự theo các bước cơ bản sau:
Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Các hồ sơ sau cần xem xét trước khi tiến hành kiểm định bàn nâng:
- Hồ sơ chế tạo, lý lịch thiết bị
- Sơ đồ nguyên lý hoạt động
- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa bàn nâng
- Hồ sơ kiểm định lần trước (đối với chế độ kiểm định định kỳ)
Kiểm tra và thử nghiệm kỹ thuật an toàn
Tiến hành kiểm định bàn nâng phải xem xét các nội dung sau:
- Kiểm tra vị trí lắp đặt, đánh giá các mối nguy hiểm khi vận hành thiết bị.
- Kiểm tra và đánh giá sự phù hợp các bộ phận, chi tiết với các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
- Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của bàn nâng (kết cấu kim loại của khung và sàn nâng, cáp, hệ thống thủy lực, hệ thống điều khiển. Các thiết bị an toàn, tự động …)
- Thử nghiệm kỹ thuật an toàn bàn nâng ở các chế độ làm việc khác nhau: Chế độ không tải và có tải (tĩnh và động) mà quy trình kiểm định đã yêu cầu.
Xử lý kết quả kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn
- Lập biên bản kiểm định bàn nâng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch thiết bị, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
- Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định bàn nâng cho đơn vị sử dụng.
Về tổ chức, cá nhân kiểm định bàn nâng
Bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng hàng là nhóm đối tượng thuộc quyền quản lý của BLĐTBXH. Chỉ những tổ chức, cá nhân đã được Bộ LĐTBXH cấp phép mới đủ điều kiện để thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn.
Chi phí kiểm định bàn nâng đã được Nhà nước quy định mức phí tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của bàn nâng, sàn nâng. Tuy nhiên, chi phí kiểm đ5nh bàn nâng có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của khách hàng. Hãy liên hệ trực tiếp với SITC để biết thêm chi tiết.
Bài viết liên quan
Kiểm định nồi hấp tiệt trùng, nồi hấp y tế
Kiểm định nồi hấp (nồi hấp tiệt trùng, nồi hấp y tế, nồi hấp thực phẩm …) là hoạt động kiểm tra và thử nghiệm kỹ thuật an toàn theo
Th8
Kiểm định thang máy
Kiểm định thang máy là hoạt động kiểm tra và đánh giá chất lượng của thang máy trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng hoặc sau
Th9
Kiểm định nồi hơi
Kiểm định nồi hơi hay kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với
Th9
Kiểm định bình chịu áp lực
Kiểm định bình chịu áp lực là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ
Th9
Kiểm định hệ thống lạnh
Kiểm định hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn
Th9
Kiểm định dây đai an toàn
Kiểm định dây đai an toàn là quá trình kiểm tra và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành về phương tiện bảo vệ cá
Th10
Kiểm định bồn chứa LPG, CNG, LNG
Kiểm định bồn chứa LPG, CNG, LNG là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của bồn chứa
Th10
Kiểm định đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan
Kiểm định đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan là hoạt động kiểm tra kỹ thuật nhằm đánh giá khả năng làm việc an toàn khi
Th10
Kiểm định bồn chứa dầu
Kiểm định bồn chứa dầu, xi téc chở nhiên liệu chuyên dụng là hoạt động kiểm tra và đánh giá chất lượng của thiết bị theo các tiêu chuẩn kỹ
Th10
Kiểm định mối hàn bằng phương pháp siêu âm (Siêu âm mối hàn)
Siêu âm mối hàn (ultrasonic testing) là một phương pháp kiểm tra không phá hủy rất phổ biến được sử dụng để đánh giá chất lượng và độ bền của
Th10
Kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm
Kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm để đánh giá chất lượng của hệ thống tạo áp suất dư (chênh
Th9
Kiểm định van an toàn, thiết bị chống quá áp
Kiểm định van an toàn là quy trình được kiểm tra để đảm bảo rằng van an toàn (safety valve) hoạt động đúng cách và hiệu quả trong việc kiểm
Th10