Kiểm định bình chịu áp lực là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, trong quá trình sử dụng và sau khi sửa chữa.
Mục đính của việc kiểm định bình chịu áp lực nhằm:
- Soát xét các sai sót trong thiết kế, chế tạo bình chịu áp lực
- Phát hiện các khuyết tật trong ăn mòn trong quá trình sử dụng
- Phát hiện các khuyết tật trên kim loại cơ bản, mối hàn (nứt, mỏi vật liệu) xuất hiện trong quá trình sử dụng thiết bị liên tục và lâu dài
- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị an toàn, đo lường, tự động
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Kiểm định bình chịu áp lực tại hiện trường
Quy trình kiểm định bình chịu áp lực
Bình chịu áp lực thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ lao động Thương binh và Xã hội và của Bộ Công thương. Tùy thuộc vào phạm vi sử dụng và môi chất tồn chứa mà Nhà nước đã phân quyền và ban hành các quy trình kiểm định khác nhau.
- Đối với những thiết bị áp lực thuộc quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì áp dụng quy trình kiểm định bình chịu áp lực có số hiệu QTKĐ 07/2016/BLĐTBXH do Cục an toàn – Bộ LĐTBXH ban hành.
- Những thiết bị áp lực thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương thì áp dụng quy trình số QTKĐ 02/2017/BCT.
Nhà nước cũng phân quyền cho các tổ chức kiểm định, các kiểm định viên thực hiện nghiêm ngặt theo danh mục thiết bị cụ thể.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Hồ sơ xuất xưởng, hồ sơ thiết kế bình chịu áp lực
- Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
- Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Khám xét kỹ thuật bên ngoài, bên trong
- Kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học.
- Xem xét tình trạng kỹ thuật của lớp bảo ôn, cách nhiệt (nếu có)
- Kiểm tra khuyết tật kim loại, mối hàn bằng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ.
Kiểm tra chất lượng mối hàn bình chịu áp lực bằng phương pháp siêu âm
Bước 3: Thử nghiệm áp suất
Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Áp suất và môi chất thử phụ vào áp suất làm việc lớn nhất và môi chất làm việc của thiết bị.
Bước 4: Kiểm định cơ cấu an toàn, thiết bị đo lường, bảo vệ
Kiểm tra các thiết bị đo lường, cơ cấu an toàn:
- Kiểm định van an toàn
- Kiểm định áp kế
- Rơ le nhiệt độ, áp suất
- Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị
Bước 5: Kiểm tra vận hành bình chịu áp lực
Kết nối các thiết bị phụ trợ, cơ cấu an toàn… vận hành thiết bị ở áp suất làm việc cho phép.
Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định bình chịu áp lực
- Lập biên bản kiểm định bình áp lực theo mẫu quy định
- Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
- Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định bình chịu áp lực.
Thời hạn kiểm định bình áp lực
Thời hạn kiểm định bình áp lực được quy định:
- Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ bình chịu áp lực trong quá trình sử dụng. Chu kỳ kiểm định bình chịu áp lực là 3 năm/lần đối với thiết bị có chất môi chất thông thường và 2 năm/lần đối với các môi chất độc hại, ăn mòn hay cháy nổ.
- Chế độ Kiểm định bất thường được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt, thay thế, sửa chữa. Chế độ kiểm định này cũng áp dụng cho các bình chịu áp lực có thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.
Tổ chức, cá nhân được phép kiểm định bình áp lực
Lĩnh vực kiểm định an toàn các máy, thiết bị, vật tư là hoạt động có điều kiện. Chỉ những tổ chức, cá nhân được nhà nước chỉ định mới được thực hiện công việc này. Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) là đơn vị thực hiện chức năng kiểm định bình chịu áp lực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội và Bộ Công thương.
Chi phí kiểm định bình chịu áp lực
Chi phí kiểm định bình chịu áp lực được Nhà nước quy định mức phí tối thiểu theo thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa vào dung tích của bình chịu áp lực.
Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà giá kiểm định bình chịu áp lực có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Bài viết liên quan
Kiểm định nồi hấp tiệt trùng, nồi hấp y tế
Kiểm định nồi hấp (nồi hấp tiệt trùng, nồi hấp y tế, nồi hấp thực phẩm …) là hoạt động kiểm tra và thử nghiệm kỹ thuật an toàn theo
Th8
Kiểm định thang máy
Kiểm định thang máy là hoạt động kiểm tra và đánh giá chất lượng của thang máy trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng hoặc sau
Th9
Kiểm định nồi hơi
Kiểm định nồi hơi hay kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với
Th9
Kiểm định hệ thống lạnh
Kiểm định hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn
Th9
Kiểm định dây đai an toàn
Kiểm định dây đai an toàn là quá trình kiểm tra và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành về phương tiện bảo vệ cá
Th10
Kiểm định bồn chứa LPG, CNG, LNG
Kiểm định bồn chứa LPG, CNG, LNG là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của bồn chứa
Th10
Kiểm định đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan
Kiểm định đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan là hoạt động kiểm tra kỹ thuật nhằm đánh giá khả năng làm việc an toàn khi
Th10
Kiểm định bồn chứa dầu
Kiểm định bồn chứa dầu, xi téc chở nhiên liệu chuyên dụng là hoạt động kiểm tra và đánh giá chất lượng của thiết bị theo các tiêu chuẩn kỹ
Th10
Kiểm định mối hàn bằng phương pháp siêu âm (Siêu âm mối hàn)
Siêu âm mối hàn (ultrasonic testing) là một phương pháp kiểm tra không phá hủy rất phổ biến được sử dụng để đánh giá chất lượng và độ bền của
Th10
Kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm
Kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm để đánh giá chất lượng của hệ thống tạo áp suất dư (chênh
Th9
Kiểm định van an toàn, thiết bị chống quá áp
Kiểm định van an toàn là quy trình được kiểm tra để đảm bảo rằng van an toàn (safety valve) hoạt động đúng cách và hiệu quả trong việc kiểm
Th10
Kiểm định hệ thống chống sét
Kiểm định hệ thống chống sét là quá trình kiểm tra và đánh giá để đảm bảo rằng hệ thống chống sét được thiết kế, lắp đặt và hoạt động
Th10