Thang máy là một thiết bị chuyên dụng để vận chuyển người, hàng hóa, vật liệu,… lên cao, theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15 độ so với phương thẳng đứng theo một tuyến định sẵn. Thang máy là thiết bị nằm trong danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Các cá nhân, tổ chức phải thực hiện công tác kiểm định an toàn thang máy trước khi đưa vào sử dụng.
Phân loại
Thang máy được thiết kế và chế tạo rất đa dạng, với nhiều kiểu, loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng của từng công trình.
Có thể phân loại theo các nguyên tắc và tiêu chí sau.
Theo công dụng
Theo mục đích vận chuyển, có sáu loại cơ bản sau:
- Chở người – Loại I
- Chở người và hàng – Loại II
- Chở bệnh nhân (thang bệnh viện) – Loại III
- Chở hàng có người đi kèm – Loại IV
- Chở hàng không có người đi kèm – Loại V
- Loại đặc biệt dùng cho các tòa nhà có mật độ giao thông cao – Thang máy loại VI: Là thang có tốc độ từ 2.5 m/s trở lên, thường dùng cho những tòa nhà trên 15 tầng.
Phân loại dựa trên phương pháp truyền năng lượng
- Điện
- Thủy lực
- Khí nén (chân không)
- Thang máy từ trường
Phân loại theo vị trí đặt máy dẫn động (bộ tời kéo)
- Thang có buồng máy: Máy dẫn động được bố trí tại buồng đặt thang máy ngay trên đỉnh giếng thang hoặc phía dưới bên cạnh giếng thang.
- Loại không có buồng máy: Máy dẫn động đặt trong giếng thang
Phân loại theo hệ thống vận hành
- Theo mức độ tự động: Khi cabin tự động dừng tầng, cửa cabin mở tự động hay phải dùng tay
- Theo tổ hợp vận hành: Vận hành đơn, kép hoặc theo nhóm
- Theo phương thức và vị trí vận hành: Vận hành bằng ấn nút trước các cửa tầng và trong cabin hoặc bằng màn hình cảm ứng đặt ở phòng phục vụ.
Phân loại thang máy theo các thông số cơ bản
- Theo tốc độ di chuyển của cabin
- Theo tải trọng (khối lượng vận chuyển) của cabin
Phân loại theo kết cấu các cụm cơ bản
- Theo kết cấu của máy dẫn động
- Theo hệ thống cân bằng
- Theo cách treo cabin và đối trọng
- Theo hệ thống cửa cabin
- Theo bộ hãm an toàn cabin
Các cách phân loại thang máy khác
Bên cạnh các cách phân loại thang kể trên. Người ta còn phân loại thang máy dựa trên các đặc điểm sau:
- Theo số cabin trong một giếng thang đơn
- Theo vị trí của cabin và đối trọng trong giếng thang
- Theo quỹ đạo chuyển động của cabin
- Theo vị trí của thang máy so với tòa nhà
Các ký hiệu trên thang máy
Thang máy được ký hiệu bằng các chữ và số, theo dạng tổng quát như sau:
[1]-[2]-[3]-[4]-[5]/[6]-[7]-[8]
Ký hiệu loại thang
Ô số 1 được ghi loại thang. Theo thông lệ quốc tế người ta dùng các chữ cái (latinh) để ký hiệu như sau:
Đối với thang máy điện
- Chở người: P (passenger)
- Chở bệnh nhân: B (beb)
- Chở hàng: F (freight)
- Chở thức ăn: D (dumwaiter)
- Vận chuyển ô tô: A (automobil)
- Thang máy quan sát: OB (obsevation)
Đối với thang không buồng máy: Thêm chữ “MRL” vào trước chữ cái ghi loại thang (MRL – machine room less)
Đối vối thang máy thủy lực: Thêm “H” (hidraulic) trước chữ cái ghi loại thang
Đối với thang máy từ trường: Thêm “LIM” (linear induction motor) trước ký hiệu loại thang
Đối với thang máy khí nén (chân không): Thêm “PV” (pneumatic vacuum) trước ký hiệu ghi loại thang.
Ký hiệu tải trọng thang
Ô số 2 ghi ký hiệu tải trọng thang thể hiện số người hoặc tải trọng vận chuyển lớn nhất cho phép (kg)
Ký hiệu kiểu mở cửa của cabin
Trong ô số 3 ghi ký hiệu kiểu mở của cửa cabin:
- Cửa cabin mở chính giữa: Loại 2 cánh mở lùa ngang về hai phía CO (center opening), nếu cửa có 4 cánh lùa ngang về 2 phía là 2CO.
- Cửa mở một bên: 2 cánh lùa ngang về một phía là 2S (side opening), 3 cánh lùa ngang về một phía là 3S
- Mở chính giữa, hai cánh lùa đứng về hai phía (trên-dưới) được ký hiệu là UD (up and down)
- Cửa mở từ dưới, hai cánh lùa đứng lên: 2U
- Cửa mở từ dưới, ba cánh lùa đứng lên phía trên: 3U
Nếu cabin có hai cửa thì thêm vào sau kiểu cửa chữ D (double entrance)
Ký hiệu vận tốc
Ký hiệu trong ô số 4 thể hiện vận tốc tối đa cho phép (m/ph)
Ký hiệu số tầng phục vụ
Số tầng phục vụ được thể hiện trong ô số 5
Ký hiệu số tầng của tòa nhà
Tổng số tầng của tòa nhà được thể hiện trong ô số 6
Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ của máy dẫn động
Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ của máy dẫn động được được nhận biết thông qua ký hiệu trong ô số 7
Ký hiệu hệ thống vận hành
Ô số 8 thể hiện kiểu hệ thống thang may vận hành theo mức tự động, theo tổ hợp vận hành hay theo phương thức và vị trí vận hành.
Bài viết liên quan
Quy trình kiểm định nồi hơi, nồi đun nước nóng – QTKĐ 01-2016/BLĐTBXH
Quy trình kiểm định nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được
Th11
Quy trình kiểm định thang máy 2021
Quy trình kiểm định thang máy được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/09/2021 và có hiệu lực thi
Th10
Biểu giá kiểm định an toàn
Biểu giá kiểm định tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm
Th10
Hệ thống chống rơi ngã cá nhân
Hệ thống chống rơi ngã cá nhân là tập hợp các bộ phận nối liền với nhau và các hệ thống phụ, gồm một dây đỡ cả người để người
Th10
Hệ thống chống sét lan truyền
Hệ thống chống sét lan truyền là hệ thống nối đất an toàn bảo vệ các thiết bị điện, điện tử, viễn thông khỏi ảnh hưởng của sét. Các bộ
Th9
Hệ thống chống sét đánh thẳng
Hệ thống chống sét đánh thẳng còn được gọi là hệ thống chống sét trực tiếp (direct strike lightning protection system) là hệ thống bảo vệ những tia sét trực
Th9
Hệ thống nối đất an toàn
Hệ thống nối đất an toàn hay hệ thống tiếp địa là hệ thống dùng để tản dòng điện phát sinh (không mong muốn) vào trong đất nhằm đảm bảo
Th9
Thang cuốn
Thang cuốn là thiết bị dùng để vận chuyển người phổ biến trong trong các công trình công cộng như trung tâm thương mại, siêu thị, sân bay, ga tàu
Th9
Thiết kế bình chịu áp lực theo tiêu chuẩn ASME
Bình chịu áp lực là thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hoá học cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp
Th9