Kiểm định thang máy – Quy trình 5 bước bắt buộc

Kiểm định thang máy là hoạt động kiểm tra kỹ thuật và thử nghiệm theo quy trình kiểm định đã được Nhà nước phê duyệt.

Thang máy phải được kiểm định trong trường hợp nào?

Thang máy là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. Chỉ được phép sử dụng thang thang máy khi có kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

Thang máy được kiểm định kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:

  • Kiểm định lần đầu: Là chế độ kiểm định ngay sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng thang máy
  • Kiểm định định kỳ: Được thực hiện ngay khi hết thời hạn kiểm định được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định thang máy
  • Kiểm định bất thường: Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩnkỹ thuật khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo quan trọng có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy hoặc khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Kiểm định thang máy với 5 bước bắt buộc thực hiện

Khi thực hiện kiểm định thang máy, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước kiểm định dưới đây, bước kiểm định tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm định ở bước trước đó đạt yêu cầu. Các bước kiểm định bao gồm:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy

Căn cứ vào quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng, kiểm định viên đánh giá sự phù hợp các hồ sơ sau:

  • Lý lịch thang máy.
  • Giấy chứng nhận hợp quy (kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).
  • Giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp (không kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).
  • Hồ sơ bảo trì.
  • Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có)
  • Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang (kiểm tra đối với thang máy lắp đặt, kiểm định lần đầu)

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài thang máy

  • Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy, sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).
  • Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).
  • Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).
  • Kiểm tra, khám xét tình trạng kỹ thuật của bộ phận, cụm máy.
  • Kiểm tra việc bố trí các bảng điện, công tắc điện trong buồng máy; đường điện từ bảng điện chính đến tủ điện, từ tủ điện đến các bộ phận máy, các thiết bị giới hạn hành trình.
  • Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung.
  • Kiểm tra puli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc
  • Kiểm tra các puli dẫn cáp, hướng cáp, che chắn bảo vệ.
  • Kiểm tra các đầu cố định cáp cả phía cabin và phía đối trọng.
  • Kiểm tra tổng thể về môi trường, điều kiện hoạt động của thang máy.
Kiểm tra cửa tầng

Đánh giá: Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi thang máy có đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận cấu thành theo quy định, được lắp đặt theo đúng thiết kế của nhà sản xuất thang máy. Không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật hay hiện tượng bất thường.

Bước 3: Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật các bộ phận, chi tiết của thang máy

Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy phải được kiểm định viên thực hiện đầy đủ theo các nội dung dưới đây:

Kiểm tra kỹ thuật giếng thang máy
  • Kiểm tra giếng thang: Xem xét tính đầy đủ các bộ phận, điều kiện môi tường và kích thước hình học của giếng thang.
  • Buồng máy và các thiết bị bên trong buồng máy (không áp dụng đối với các thang không có buồng máy).
  • Cabin và các thiết bị bên trong cabin
  • Thiết bị bảo vệ phòng ngừa cabin vượt tốc: Bộ khống chế vượt tốc, cáp thép
  • Đối trọng và khối lượng cân bằng, kết cấu treo, kết cấu bù và phương tiện bảo vệ có liên quan (thiết bị treo cabin, đối trọng, puli dẫn động …)
  • Máy dẫn động và các thiết bị kết hợp (máy dẫn động, hệ thống phanh …)
  • Hệ thống điều khiển, thiết bị an toàn (kiểm tra các thiết bị điện, hệ thống điều khiển và các công tắc cực hạn)
  • Ray dẫn hướng
  • Hệ thống cứu hộ (bằng tay, bằng điện và quy trình cứu hộ)
  • Điện trở cách điện, điện trở nối đất

Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi thang máy có đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận cấu thành theo quy định, được lắp đặt theo đúng thiết kế, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật hay hiện tượng bất thường

Bước 4: Thử vận hành thang máy

Thử nghiệm thang máy là hoạt động bắt buộc và quan trọng nhất trong công tác kiểm định thang máy. Công tác thử nghiệm phải được thực hiện theo thứ tự như sau:

  • Thử không tải: Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ, quan sát sự hoạt động của các bộ phận.
  • Thử tải động ở hình thức 100% tải định mức.
  • Thử tải động ở hình thức 125% tải định mức
  • Thử bộ cứu hộ
  • Thử thiết bị báo động cứu hộ
  • Thử bộ hãm an toàn đối trọng (nếu có)
  • Thử bộ hãm an toàn đối trọng (nếu có)
  • Thử áp suất (áp dụng đối với thang máy thủy lực)
  • Thử các chương trình hoạt động đặc biệt của thang máy (nếu có)
Thử tải thang máy

Kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu khi thang máy hoạt động bình thường theo đúng hồ sơ thiết kế và không phát hiện các hiện tượng bất thường xuất hiện.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

  • Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định.
  • Thông qua biên bản kiểm định.
  • Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thang máy.
  • Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thang máy đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn.
  • Nhập kết quả kiểm định vào cơ sở dữ liệu. Cấp “Giấy chứng nhận kết quả kiểm định”.
  • Lập biên bản kiểm tra và kiến nghị (nêu rõ lý do) nếu kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

Thời hạn kiểm định thang máy

Theo quy trình kiểm định thang máy số QTKĐ02/2021/BLĐTBXH do BLĐTBXH ban hành ngày 30/09/2021 thì thời hạn kiểm định thang máy được xác định như sau:

  • Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là hai (02) năm một lần.
  • Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các công trình khác với công trình nêu trên là ba (03) năm một lần.
  • Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm là một (01) năm một lần.

Dựa trên tình trạng của thiết bị, thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn có thể được rút ngắn do kiểm định viên quyết định trên cơ sở thống nhất với tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý thang máy. Trong trường hợp rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên thực hiện kiểm định phải ghi rõ lý do rút ngắn vào biên bản kiểm định.

Công ty kiểm định thang máy tại Tp. Hồ Chí Minh

Kiểm định thang máy là công việc có điều kiện, chỉ chững tổ chức và cá nhân đã được Nhà nước cấp phép mới đủ điều kiện để thực hiện công việc này. Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) là đơn vị đã được Nhà nước chỉ định thực hiện chức năng kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy theo quyết định số 1570/QĐ-LĐTBXH ngày 18/10/2023. Hãy liên hệ với SITC theo thông tin sau:

Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC)
Địa chỉ: P702A – Tầng 7, Toà nhà Centre Point 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
Phòng thử nghiệm: 26 Đường Giải Phóng, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. HCM

Email: info@kiemdinhsitc.com, Mobile: 0918 711 674 (Zalo)

Bài viết liên quan