Kiểm định máy nén khí là hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn máy nén khí và bình chứa khí nén đi kèm theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn an toàn tương ứng. Công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy nén khí bao gồm:
- Kiểm tra an toàn máy nén khí
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bình chứa khí nén
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của van an toàn. Các thiết bị đo lường và các cơ cấu an toàn, bảo vệ.
Quy trình kiểm định máy nén khí
Quy trình kiểm định máy nén khí được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch bình chứa khí nén
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong: Xem xét và đánh giá kỹ thuật các bộ phận chịu áp lực, các thiết bị an toàn bảo vệ.
- Thử nghiệm bình chứa khí nén: Thử nghiệm áp suất để kiểm tra độ bền và kín của bình chứa khí nén
- Kiểm tra vận hành máy nén khí
- Xử lý kết quả kiểm định: Khi thiết bị kiểm định có kết quả đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định máy nén khí trong vòng 05 ngày kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản kiểm định.
Các hình thức kiểm định máy nén khí
Máy nén khí và bình chứa khí đi kèm được kiểm định dưới các hình thức sau:
Kiểm định máy nén khí lần đầu
Kiểm định lần đầu máy nén khí là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình chịu áp lực theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy nén khí sau khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định bất thường
Kiểm định bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của bình chịu áp lực
- Khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt (đối với bình chịu áp lực được lắp cố định)
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền
Thời hạn kiểm định máy nén khí
Thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định. Theo pháp luật hiện hành, thời hạn kiểm định của náy nén khí có bình chứa đi kèm được quy định như sau:
- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm.
- Đối với các bình chứa môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ và các bình đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
- Đối với các bình chứa môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ đã sử dụng trên 12 năm và các bình đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu đơn vị.
Tổ chức, cá nhân được phép kiểm định máy nén khí
Lĩnh vực kiểm định an toàn các máy, thiết bị, vật tư là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ những tổ chức, cá nhân được nhà nước chỉ định mới được thực hiện công việc này. Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) là đơn vị đã được nhà nước chỉ định thực hiện chức năng kiểm định an toàn và chứng nhận chất lượng theo quyết định số 1696/QĐ-BLĐTBXH ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.
Hãy liên hệ với SITC để nhận báo giá kiểm định máy nén khí hoặc cần tư vấn về kỹ thuật an toàn. Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Bài viết liên quan
Kiểm định nồi hấp tiệt trùng, nồi hấp y tế
Kiểm định nồi hấp (nồi hấp tiệt trùng, nồi hấp y tế, nồi hấp thực phẩm …) là hoạt động kiểm tra và thử nghiệm kỹ thuật an toàn theo
Th8
Kiểm định thang máy
Kiểm định thang máy là hoạt động kiểm tra và đánh giá chất lượng của thang máy trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng hoặc sau
Th9
Kiểm định nồi hơi
Kiểm định nồi hơi hay kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với
Th9
Kiểm định bình chịu áp lực
Kiểm định bình chịu áp lực là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ
Th9
Kiểm định hệ thống lạnh
Kiểm định hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn
Th9
Kiểm định dây đai an toàn
Kiểm định dây đai an toàn là quá trình kiểm tra và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành về phương tiện bảo vệ cá
Th10
Kiểm định bồn chứa LPG, CNG, LNG
Kiểm định bồn chứa LPG, CNG, LNG là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của bồn chứa
Th10
Kiểm định đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan
Kiểm định đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan là hoạt động kiểm tra kỹ thuật nhằm đánh giá khả năng làm việc an toàn khi
Th10
Kiểm định bồn chứa dầu
Kiểm định bồn chứa dầu, xi téc chở nhiên liệu chuyên dụng là hoạt động kiểm tra và đánh giá chất lượng của thiết bị theo các tiêu chuẩn kỹ
Th10
Kiểm định mối hàn bằng phương pháp siêu âm (Siêu âm mối hàn)
Siêu âm mối hàn (ultrasonic testing) là một phương pháp kiểm tra không phá hủy rất phổ biến được sử dụng để đánh giá chất lượng và độ bền của
Th10
Kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm
Kiểm định hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm để đánh giá chất lượng của hệ thống tạo áp suất dư (chênh
Th9
Kiểm định van an toàn, thiết bị chống quá áp
Kiểm định van an toàn là quy trình được kiểm tra để đảm bảo rằng van an toàn (safety valve) hoạt động đúng cách và hiệu quả trong việc kiểm
Th10