Kiểm định dây cứu sinh

Kiểm định dây cứu sinh là hoạt động kiểm tra và thử nghiệm kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc trên cao. Chỉ những hệ thống dây cứu sinh đã được kiểm định an toàn mới được sử dụng khi làm việc trên cao.

Kiểm định dây cứu sinh trên mái

 Phân loại dây cứu sinh

Dây cứu sinh, hệ thống chống rơi ngã cá nhân được phân loại như sau:

  • Dây đỡ cả người được giới hạn để sử dụng cho một người.
  • Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng
  • Dây cứu sinh tự co
  • Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng
  • Dây cứu sinh ngang đàn hồi (Dây cứu sinh trên mái)
  • Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa được làm từ các vật liệu bằng kim loại được giới hạn để sử dụng cho một người.

Quy định về kỹ thuật an toàn

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt nam quy định:

  •  Đơn vị sử dụng phải thực hiện công tác kiểm định dây cứu sinh, hệ thống chống rơi ngã cá nhân trước khi đưa vào sử dụng. Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định lại toàn bộ hệ thống chống rơi ngã cá nhân sau khi có sửa chữa các bộ phận chính. Không sử dụng các loại dây cứu sinh, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân nếu kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu.
  • Tổ chức thực hiện kiểm định dây cứu sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước kiểm tra và thử nghiệm mà tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đã quy định. Sau mỗi lần thử nghiệm phải có biên bản ghi lại kết quả thử nghiệm và thời hạn thử nghiệm tiếp theo đối với sản phẩm đạt yêu cầu.
  • Người lao động phải tự kiểm tra theo hướng dẫn mà đơn vị sử dụng đã quy định.
  • Đơn vị sản xuất, kinh doanh phải đăng ký hợp quy chuẩn sản phẩm khi lưu thông trên thị trường.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật an toàn trên địa bàn quản lý.

Quy trình kiểm định dây cứu sinh

Quy trình kiểm định dây cứu sinh, dây đai an toàn, hệ thống chống rơi ngã cá nhân được thực hiện bởi Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) gồm các bước sau:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Nội dung kiểm tra hồ sơ của dây cứu sinh bao gồm:

  • Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ
  • Kiểm tra các chứng chỉ kiểm tra, thử nghiệm trước khi xuất xưởng của nhà sản xuất. Đánh giá sự phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Việt nam.
  • Giấy chứng nhận hợp quy chuẩn (đối với mặt hàng nhập khẩu)
  • Các hướng dẫn sử dụng, bảo quản

Kiểm tra kỹ thuật (Visual inspection)

Kiểm tra bằng mắt để phát hiện các khuyết tật bất thường sau đây:

  • Nhãn mác, nhận dạng dây đai an toàn. Đánh giá sự phù hợp so với hồ sơ kỹ thuật.
  • Các tổn hại do acid gây ra
  • Các vết cháy hoặc tổn hại do nhiệt độ
  • Lỗ thủng, rách, xơ, tước sợi
  • Đường may, mối nối bị hỏng hay bị mài mòn
  • Bề mặt dây đai bị mài mòn
  • Các nút thắt
  • Các dấu hiệu biến đổi màu sắc (lão hóa) do môi trường hay tia tử ngoại (ánh sáng mặt trời chiếu vào)
  • Các phụ kiện bị rỗ, ăn mòn, nứt, uốn cong, xoắn, móp hoặc vỡ
  • Tình trạng kỹ thuật của khóa, bộ hãm rơ
  • Kiểm tra kích thước hình học để đảm bảo đáp ứng yêu cầu cụ thể cho mỗi công việc.
Các khuyết tật thường gặp khi kiểm định dây cứu sinh

Thử nghiệm kỹ thuật an toàn

Thử nghiệm kỹ thuật là hoạt động bắt buộc, là chỉ tiêu quan trọng nhất khi trong quy trình kiểm định dây cứu sinh. Tùy theo phân loại dây cứu sinh mà có chế độ thử nghiệm và đánh giá khác nhau. Đánh giá kết quả thử nghiệm dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn tương ứng mà pháp luật đã quy định.

Kiểm tra khả năng chịu tải khi kiểm định dây cứu sinh trên mái

Công ty Kiểm định dây cứu sinh, dây đai an toàn

Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) là đơn vị đã được Nhà nước chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực kiểm định an toàn các máy và thiệt bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Quý khách hàng có nhu cầu kiểm định dây cứu sinh, hệ thống chống rơi ngã cá nhân hoặc cần tư vấn khi lắp đặt, sử dụng các hệ thống trên hãy liên hệ với SITC. Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan