Kiểm định cần trục, cẩu trục

Kiểm định cần trục, cẩu trục là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo thiết bị được vận hành an toàn trong quá tình vận hành thiết bị.

Cần trục, cẩu trục được kiểm định an toàn tại các thời điểm sau:

  • Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu
  • Trong quá trình sử dụng: Ngay sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước
  • Sau khi có sửa chữa ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị hay khi thay đổi vị trí lắp đặt. Ngoài ra, hoạt động kiểm định cần trục, cẩu trục còn được thực hiện khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Kiểm định cần trục, cẩu trục

Quy trình kiểm định cần trục, cẩu trục

Quy trình kiểm định cần trục, cẩu trục được thực hiện tuần tự qua các bước sau:

Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị

Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:

  • Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
  • Giấy chứng nhận hợp quy chuẩn
  • Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
  • Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
  • Các biên báo cáo nghiệm thu, sửa chữa

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:

  • Kết cấu kim loại của thiết bị nâng
  • Móc và các chi tiết của ổ móc
  • Kiểm tra cáp và loại bỏ theo TCVN 10837:2015
  • Các bộ phận cố định đầu cáp
  • Các puly, trục và các chi tiết cố định trục puly
  • Các thiết bị an toàn: Hạn chế quá tải; hạn chế chiều cao nâng, hạ; hạn chế nâng hạ cần, hạn chế ra vào cần
  • Các cơ cấu phanh
  • Đối trọng và khung đỡ đối trọng

Thử nghiệm kỹ thuật

Thử nghiệm kỹ thuật là hoạt động bắt buộc phải thực hiện trong quá trình kiểm định cần trục, cẩu trục nhằm đánh giá khả năng làm việc của các cơ cấu chịu lực của thiết bị cũng như các thiết bị an toàn và bảo vệ lắp trên thiết bị.

Cần trục, cẩu trục cần được thử nghiệm qua các chế độ sau:

  • Thử vận hành ở chế độ không tải
  • Thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125% SWL (tải trọng làm việc an toàn của thiết bị hoặc bằng 125% Qsd (tải trọng sử dụng theo yêu cầu của cơ sở)
  • Thử tải động ở mức tải bằng 110% SWL hoặc bằng 110%Qsd

Kết quả thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi:

  • Không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật làm ảnh hưởng đến các cơ cấu, chi tiêt, bộ phận của thiết bị.
  • Các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số, tính năng thiết kế.
  • Tải không trôi trong quá trình thử nghiệm. Các bộ phận chịu lực không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác.

Thời hạn kiểm định cẩu trục, cần trục

Thời hạn kiểm định cần trục, cầu trục đã được Nhà nước quy định trong trình kiểm định:

Thời hạn kiểm định định kỳ các loại cần trục tự hành là 02 năm. Đối với cần trục tự hành đã sử dụng trên 10 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm. Ngoài ra, thời hạn kiểm định phụ thuộc vào kết quả của quá trình kiểm tra và thử nghiệm thực tế và các yêu cầu đặc biệt khác của nhà chế tạo hay của đơn vị sử dụng.

Công ty kiểm định cần trục, cẩu trục

Lĩnh vực kiểm định kỹ thuật cần trục, cẩu trục là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ có các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này. Ngoài ra, các năng lực của tổ chức kiểm định và kinh nghiệm của kiểm định viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm định.

Báo giá kiểm định cần trục, cẩu trục

Chi phí kiểm định cần trục, cẩu trục phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Giá tối thiểu được quy định tại thông tư số 41/2016/TT/BLĐTBXH ngày 11/11/2016.
  • Số lượng và tải trọng nâng của thiết bị.
  • Điều kiện cung cấp tải thử và vận chuyển tải thử đến hiện trường.

Để có một chi phí kiểm định hợp lý chất, hãy liên hệ với SITC. Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan